FUNGUS CURE
CÁCH SỬ DỤNG THUỐC FUNGUS CURE
Bệnh cá cảnh ( Tổng quan )
Bệnh đốm trắng ( Nấm tuyết )
Bệnh nấm thủy mi ( Nấm bông gòn )
Bệnh tuột nhớt ở cá .
Bệnh thối rữa vây đuôi .
BỆNH CÁ CẢNH- PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH CÁ CẢNH
▶️ Bệnh cá có thể gây ra nhũng hậu quả không mong muốn bởi nó có thể làm :
1️⃣ Hồ bể
Nước trong hồ đục đổi màu
Mùi tanh hôi khó chịu lan tỏa
Cảnh quan môi trường trước đó bị xáo trộn thay đổi
Giảm tính thẩm mỹ trong thời gian cá bị bệnh
2️⃣ Cá nuôi
Bỏ ăn, ngừng bơi lội hoặc ngưng hoạt đông .
Sức khỏe và sự sống bị đe dọa .
Thay đổi màu sắc, bị dị tật sau khi khỏi bệnh .
Hao hụt số lượng do tử vong .
3️⃣ Người nuôi
Bối rối khi không biết xử lý như thế nào .
Rơi vào trạng thái stress - lo lắng căng thẳng .
Sự tiếc nuối khi cá dần mất mát .
Cảm giác hẫng hụt buồn chán .
Tốn thêm những khoản chi phí tài chính để phục hồi .
▶️ Nguyên nhân chính gây bệnh ở cá nuôi
Có một số nguyên nhân gây bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cá hoặc gián tiếp gây ra các vấn đề về bệnh. Về cơ bản, các nguyên nhân chính có thể kể đến là:
a.Cho ăn không đúng cách .
b.Căng thẳng do yếu tố cực đoan .
c.Sự tích tụ độc tố làm thay đổi chất lượng nước .
d.Sự tích tụ số lượng của vi sinh gây bệnh .
e.Tình trạng suy giảm đề kháng với bệnh tật .
f.Sự lây nhiễm bên từ môi trường bên ngoài vào .
✳️ Cá không được cho ăn đúng cách: Cá không được cung cấp thức ăn đúng chủng loại, dinh dưỡng không đầy đủ và cân đối gây ra tình trang suy nhược làm cho cá yếu và dễ mắc bệnh.
✳️ Cá bị căng thẳng do tiếp xúc với điều kiện khắc nghiệt hay cực đoan như:
Nhiệt độ thấp hoặc cao quá .
Chế độ ánh sáng không phù hợp trong thời gian dài .
Bổ sung dưỡng chất hoặc hóa chất một cách thiếu hiểu biết
Môi trường quá chật chội, mật độ nuôi quá đông đúc .
Biên độ pH đột ngột thay đổi với giá trị lớn .
✳️ Sự tích tụ độc tố làm thay đổi chất lượng nước
Thức ăn dư thừa sự và việc không thường xuyên vệ sinh hồ bể, thay nước tăng thêm sự hiện diện tăng cao của amoniac, nitrite…
✳️ Vi khuẩn có hại luôn sinh sôi theo cấp số nhân, việc vệ sinh hồ bể, thay nước giảm bớt sự tích tụ của chúng, nếu không chúng sẽ xâm chiếm hết không gian sống của cá.
✳️ Những yếu tố bất lợi vừa nêu trên (a, b, c, d) làm suy giảm đề kháng của cá, gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến cá dễ mắc bệnh hơn.
✳️ Môi trường bên ngoài luôn ẩn chứa những rủi ro. Thức ăn tươi sống không được xử lý sạch hay cá mua mới bổ sung vào hồ đều có khả năng mang theo mầm bệnh mới gây hại cho hồ cá đang nuôi.
▶️ Bệnh tật tấn công cá như thế nào ?
❇️ Thông thường những bệnh ở ngoài da hình thành theo tuần tự như sau: Dưới yếu tố bất lợi về sức khỏe, mật độ vi khuẩn có hại có trong môi trường nước sẽ tăng cao và chiến thắng đề kháng trong cơ thể cá, tạo điều kiện cho bệnh phát sinh. Ban đầu có thể đơn thuần chỉ là sự nhiễm khuẩn ở ngoài da vảy, tuy nhiên sự tổn thương này tạo ra môi trường thuận lợi cho kí sinh trùng xâm nhập gây ra vết thương lớn hơn, những vết thương đó cũng là môi trường thuận tiện cho nấm phát triển. Vết thương hở cũng là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào máu và làm tổn thương thần kinh. Quá trình phát triển của bệnh tật này còn gọi là Bội nhiễm.
❇️ Ngoài ra vi khuẩn và kí sinh trùng có thể thâm nhập vào đường tiêu hóa thông qua thức ăn có chứa mầm bệnh.
Vậy bệnh tật có thể tấn công vào tất cả các bộ phận của cá như: da vảy, vây mang hoặc vào máu, đường tiêu hóa, hệ thần kinh.
▶️ Phòng ngừa điều trị
Muốn phòng ngừa bệnh chúng ta nên tìm hiểu kỹ các nguyên nhân để rút ra phương cách phòng tránh
❇️ Mặc dù khó có thể tránh hoàn toàn các bệnh cho cá, nhưng tốt hơn hết là cố gắng ngăn chặn sự xuất hiện của chúng thay vì để chúng phát triển. Hoặc chữa trị sớm trước khi chúng bắt đầu gây ra các vấn đề rắc rối.
❇️ Cơ hội và thời điểm thích hợp nhất để điều trị không nhiều, thời gian kéo dài có thể làm bệnh trở nên nghiêm trọng và gây tử vong cho cá. Trong một số trường hợp, những con cá còn sống sót cũng bị tàn tật suy yếu.
❇️ Khi cá gặp phải vấn đề bệnh tật, người nuôi thường tìm đến các diễn đàn - hội nhóm để tìm hướng giải quyết từ các chia sẻ, song không mang lại kết quả như mong muốn. Lý do ở Việt Nam những người có kinh nghiệm thường ít khi chia sẻ nhunhững gì họ cho là bí quyết. Những người có kiến thức chuyên môn đa phần lại khiêm tốn bởi lo sợ ý kiến của mình có thể tạo ra thảo luận gây tranh cãi… Bên cạnh đó nhiều ý kiến khác thường chỉ mang tính chất tham khảo khiến người nuôi khó có thể lựa chọn.
❇️Việc sử dụng và lạm dụng thuốc kháng sinh hay hóa chất sát trùng một cách thiếu hiểu biết đều để lại hậu quả rất xấu.
Lời khuyên nào dành cho mọi người ?
Nói cho cùng chữa bệnh cho cá là điều rất khó và thường cần đến kiến thức của bác sĩ chuyên khoa thú y. Hoặc chúng ta phải chọn giải pháp có sẵn, đó là mua các loại thuốc đặc trị bệnh cá có uy tín có trên thị trường. Các sản phẩm này là thành tựu của quá trình nghiên cứu, kết quả điều trị đã được kiểm chứng bởi các chuyên gia, mang tỷ lệ rủi ro thấp cho cá nuôi .
Loại thuốc nào có thể mang lại hiệu quả?
Fungus cure ( hay còn gọi là Thuốc Nâu ) : Là thuốc đa dụng nó có công thức đặc biệt dùng để điều trị các loại bệnh liên quan tới những vi khuẩn như: Edwardsiella tarda , Aeromonas , Aeromonass , hydrophylla hoặc Pseudomnas… hay trị nấm thủy mi và các loại nầm do vi khuẩn Trichodina, Trichodinella, Tripartiella gây ra. Biểu hiện bệnh lý thường thấy như:
✅ Nấm miệng .
✅ Mắt mờ -đục .
✅ Thối rữa Vây và Đuôi .
✅ Tuột nhớt trên cơ thể .
Ngoài ra nó còn được sử dụng ở một liều lượng thấp hơn như một phương pháp vệ sinh hồ bể định kì nhằm loại bỏ bớt vi khuẩn có hại trong hồ, giảm nguy cơ bùng phát từ mầm bệnh có sẵn. Liều lượng tương tự cũng có thể sử dụng trong vận chuyển cá, nhằm hỗ trợ vết thương do trầy xước mau lành hay phòng ngừa những bệnh có thể lây nhiễm từ cá mới mua (ngâm thuốc trước khi thả)
Cách sử dụng
Về mặt nguyên lý :
✴️ Nhưng loài cá có kích thước to lớn hay mạnh mẽ đa phần khi bị bệnh đều mang trên mình hoặc ở trong môi trường có mật độ vi khuẩn hoặc nấm rất cao cho nên liều lượng cũng như tỷ lệ thuốc dùng thường cao hơn.
✴️ Ngược lại, mầm bệnh đang mang trên mình ở loại cá nhỏ hay yếu khi bị bệnh hoặc môi trường nước thường ít hơn, do đó liều lượng thuốc cũng sẽ sử dụng ở tỷ lệ ít hơn.
✴️ Trước khi sử dụng thuốc nên thay 50-70% nước cũ trong hồ bằng nước mới, đây cũng là cách loại bỏ bớt những yếu tố bất lợi trước đó để tăng hiệu quả của việc điều trị.
✴️ Cần loại bỏ than hoạt tính , tấm bông và vật liệu lọc ra khỏi hồ trước khi điều trị để chúng không hấp thụ hay làm thoát giảm hoạt chất của thuốc .
✴️ Có thể bắt cá ra qua một hồ bể khác (nước đã qua xử lý) có thể tích phù hợp với liều lượng thuốc định sử dụng.
✴️ Cho bột thuốc vào bể giữ rồi lại trong 48 giờ ,sau đó thay 50% nước và có thể tiếp tục bổ sung 1/2 liều thuốc sử dụng trước đó nếu cá vẫn chưa khỏi bệnh .
✴️ Dừng cho cá ăn trong quá trình ngâm thuốc ( có thể là vài ngày ) để giảm bớt rủi ro và việc điều trị nhanh có hiệu quả .
Liều lượng khuyên dùng
Fungus Cure loại gói:
1️⃣ Đối với các loại cá chép, tai tượng Việt Nam, tai tượng phi châu, La hán và các loại cá lớn khác : 1 gói cho 60-70 lít nước
2️⃣ Đối với những loại cá rồng, cá đĩa, cá thần tiên và những loại cá nhỏ khác hoặc cá giống :1 gói cho 80 -100 lít nước
Ngâm
3️⃣ Sử dụng vệ sinh hồ bể định kì (không áp dụng cho các bộ lọc vi sinh): 1 gói cho 200 lít nước ngâm trong vòng 2 giờ đồng hồ trước khi thay nước vệ sinh hồ theo định kì (chỉ nên thay tối đa 75% nước cũ tránh tình trạng cá bị sốc nước) Liều lượng này cũng dùng pha vào nước vận chuyển cá hoặc xử lý phòng bệnh đối với cá mới đem về hồ.
Fungus Cure viên nang 500mg:
1️⃣ Đối với các loại cá chép, tai tượng Việt Nam, tai tượng phi châu, La hán và các loại cá lớn khác :1 viên cho 40 lít nước
2️⃣ Đối với những loại cá rồng, cá đĩa, cá thần tiên và những loại cá nhỏ khác hoặc cá giống:1 viên cho 50 lít nước
3️⃣ Sử dụng vệ sinh hồ bể định kì (không áp dụng cho các bộ lọc vi sinh): 1 viên cho 100 lít nước ngâm trong vòng 2 giờ đồng hồ trước khi thay nước vệ sinh hồ theo định kì ( Chỉ nên thay tối đa 75% nước cũ tránh tình trạng cá bị sốc nước) Liều lượng này cũng dùng pha vào nước vận chuyển cá hoặc xử lý phòng bệnh đối với cá mới đem về hồ.
Ngoài ra những trại nuôi và người dùng giàu kinh nghiệm có thể còn nhiều cách sử dụng với liều dùng khác nhau , tùy theo từng trường hợp hay từng loại môi trường để tăng thêm tính hiệu quả . Chúng ta có thể biết thêm chi tiết tại đây : THAM KHẢO
⚠️ Lưu ý :
🔴-Bảo quản thuốc nơi khô ráo ,thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp .
🔴-Luôn cất giữ thuốc ngoài tầm với của trẻ nhỏ .
⛔-Không sử dụng cho người hay nuôi trồng thủy sản làm thực phẩm .
Thuốc Fungus cure có bán ở đâu?
Fungus Cure Từ lâu là loại thuốc trị bệnh cá phổ biến trên thị trường. Mọi người có thể tìm mua ở hầu hết các cửa hàng bán lẻ cá cảnh và phụ kiện. Ngoài ra còn có thể đặt hàng trên các ứng dụng thương mại điện tử.
Thuốc fungus cure gói kim loại
Thuốc fungus cure viên nang
Hình ảnh trên úng dụng TMĐT
Hình ảnh trên úng dụng TMĐT
⚠️PHƯƠNG HƯỚNG SỬ LÝ VÀ SỬ DỤNG THUỐC
Như đã nói ở phần đầu : Việc điều trị chữa bệnh cho cá là điều rất khó và thường cần đến kiến thức của bác sĩ chuyên khoa thú y. Hoặc chúng ta phải chọn giải pháp có sẵn, đó là mua các loại thuốc đặc trị bệnh cá có uy tín có trên thị trường. Các sản phẩm này là thành tựu của quá trình nghiên cứu, kết quả điều trị đã được kiểm chứng bởi các chuyên gia, mang tỷ lệ rủi ro thấp cho cá nuôi .
Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc đặc trị uy tín có trên thị trường cũng không hẳn đã dễ dàng bởi :
Môi trường nước hồ bể mang tính Lý , hóa , sinh mỗi nơi mỗi khác điều đó có nghĩa là Các tham số về : Nhiệt độ , nồng độ Oxygen , khí CO2 , Amoniac , Nitrite , độ pH , chất hữu cơ .... cao hay thấp quá đều có thể làm giảm tính hiệu quả của thuốc ( Thuốc bị môi trường hấp thụ hoặc bị trung hòa hết ngay sau khi vừa sử dụng )
Ngoài ra còn có những rủi ro khác chờ sẵn như :
Trước đó tình trạng bệnh tật của cá đã quá nặng .
Trước đó đã sử dụng các loại thuốc hoặc hóa chất không đúng loại hay không đúng cách , gây hiện tượng ngộ độc hay sốc thuốc thuốc sốc nước ....
Giúp mọi người có thêm khả năng đoán biết tình trang bệnh tật của cá để sớm có phương hướng xử lý phù hợp và việc sử dụng thuốc Fungus cure mang laì hiệu quả . Xin chia sẻ thêm những bài viết :
BỆNH ĐỐM TRẮNG ( Nấm tuyết )
( Bài viết tham khảo )
Bệnh đốm trắng hay còn gọi là bệnh nấm tuyết ( xuất phát từ hiện tượng nhiều chấm trắng phủ trên da cá như những bông tuyết ) ở cá thực ra là một loại bệnh do kí sinh trùng gây nên.
Kí sinh trùng này có tên là Ichthyophthirius multifiliis hay còn gọi là Trùng quả dưa . Nó là một trong những loài ký sinh trùng nguy hiểm, lây lan nhanh, cá nhiễm bệnh có tỉ lệ chết cao nếu không được can thiệp kịp thời. Bệnh xảy trên đối tượng cá cảnh nước ngọt bao gồm các loại cá da trơn và cá có vảy như : cá rống , cá lóc .cá la hán , cá chép , cá tàu , cá đĩa , cá trê cảnh và các loại cá nhỏ cá hồ rong …v..v. Trùng thường ký sinh trên da, mang và các vây. Trùng bám nhiều ở mang và phá hủy lớp tế bào biểu mô nên làm suy giảm chức năng hô hấp, cá bị ngạt nên phải thở gấp. Cá bị bệnh nặng thường chậm chạp, bơi lội lờ đờ và có tỷ lệ chết cao. Trùng quả dưa phát triển qua nhiều giai đoạn, trùng trưởng thành (Trophonts) ký sinh trên cơ thể cá, sau đó các trùng này phát triển và tách ra khỏi cơ thể để hình thành bào nang (Tomonts), các bào nang phát triển theo hình thức phân chia và giải phóng ra môi trường nhiều ấu trùng (Theronts) và tiếp tục gây nhiễm cho cá .
Bệnh cần phát hiện và điều trị sớm trước khi quá muộn .
Phương pháp điều trị :
Khi cá phát bệnh có nghĩa là nang bào đã phát tán nằm ẩn nấp khắp nơi trong hồ nên việc đầu tiên cần làm là thay 50-70 % nước cũ trong hồ bằng nước mới sau đó mới tiến hành bỏ thuốc .
Vì Ichthyophthirius multifiliis là kí sinh trùng nên đề kháng của chúng cũng rất mạnh mẽ . Thông thường khi điều trị cần sử dụng liều lượng nhiều hơn . Cụ thể :
Fungus Cure viên nang 500mg: 1 viên cho 40 lít nước
Fungus Cure loại gói : 1 gói cho 60-70 líl nước
Tất cả đều ngâm thuốc trong 48 giờ sau đó thay ½ mới thể tích nước hồ và bổ sung ½ liều lượng thuốc đã sử dụng trước đó nếu cá chưa khỏi hẳn bệnh .
Trong trường hợp bệnh nặng Ichthyophthirius multifiliis có thể xâm nhập sâu vào trong cơ thể cá gây ra những vết lở loét trên mình cá thì ngoài liều thuốc đã khuyến nghị ở trên chúng ta nên kết hợp sử dụng với Metronidazone 250mg ( mua ở tiệm thuốc tây ) với liều lượng 2 viên cho 40 lít nước giúp vết thương mau lành .
Có thể sử lý mầm bệnh bằng cách ngâm thuốc luôn với bộ phận lọc chìm . Đối với lọc ngoài nên xử lí riêng bằng cách đưa ra ngoài nhúng qua nước sôi hoặc vệ sinh phơi nắng .
Bệnh đốm trắng hay còn gọi là nấm tuyết .
BỆNH NẤM THỦY MI ( Nấm bông gòn )
( Bài viết tham khảo )
Tác nhân gây bệnh
Bệnh do một số loài nấm thuộc các giống: Achlya, Saprolegnia, Leptolegnia… gây ra. Chúng có dạng hình sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp, cấu tạo sợi nấm đa bào nhưng không có các vách ngăn. Nấm sinh sản bằng nhiều hình thức khác nhau như Sinh sản dinh dưỡng bào tử, sinh sản vô tính bằng túi bào tử kín,sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp. Bào tử nấm có tiên mao, có thể vận động trong nước nên khả năng lây lan bệnh rất cao.
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Ở giai đoạn đầu khó nhận biết được bắng mắt thường
+ Khi cá bị bệnh nặng hơn dấu hiệu thường thấy cá bơi không có định hướng rõ ràng, hay cọ sát vào bờ do ngứa ngáy gây tróc vảy và trầy da.
+ Xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày nấm hình thành các sợi mảnh và phát triển lên thành từng búi trắng như bông trên da cá ( Nên thường gọi là nấm bông gòn ) Có 1 đầu sợi nấm bám vào da của cá, đầu kia tự do ngoài môi trường nước.
Nguyên nhân và đối tượng lây nhiễm
Bệnh hay phát triển ở cá bị thương tổn trên da do tác động cơ học trầy xước do vận chuyển , cắn nhau hay nơi tổn thương do ký sinh trùng .
Bệnh phát triển mạnh trong hồ nuôi bị ô nhiễm do ít được thay nước và có thể hiện diện hay phát sinh trên hầu hết các loại cá cảnh nước ngọt .
Bệnh cần phát hiện và điều trị sớm trước khi quá muộn .
Phương pháp điều trị
Bào tử nấm có tiên mao, có thể vận động trong nước khắp nơi trong hồ nên việc đầu tiên cần làm là thay 50-70 % nước cũ trong hồ bằng nước mới sau đó mới tiến hành bỏ thuốc .
Fungus Cure loại gói:
1️⃣ Đối với các loại cá chép, tai tượng Việt Nam, tai tượng phi châu, La hán và các loại cá lớn khác : 1 gói cho 70-80 lít nước
2️⃣ Đối với những loại cá rồng, cá đĩa, cá thần tiên và những loại cá nhỏ khác hoặc cá giống :1 gói cho ́80-100 lít nước
Fungus Cure viênnang 500mg:
1️⃣ Đối với các loại cá chép, tai tượng Việt Nam, tai tượng phi châu, La hán và các loại cá lớn khác :1 gói cho 40 lít nước
2️⃣ Đối với những loại cá rồng, cá đĩa, cá thần tiên và những loại cá nhỏ khác hoặc cá giống : 1 viên cho 50 lít nước
Tất cả ngâm trong 48 giờ sau đó thay ½ thể tích nước hồ và bổ sung ½ liều lượng thuốc sử dụng trước đó nếu cá chưa khỏi hẳn bệnh .
Lưu ý : Thuốc Fungus cure không trị được trùng mỏ neo , hay đĩa bay, sự hiện diện của những loại kí sinh trùng này có thể làm bệnh nấm thủy mi dễ tái lại .
Nấm thủy mi hay còn gọi là Nấm Bông gòn
BỆNH TUỘT NHỚT Ở CÁ
(Bài viết tham khảo )
Bệnh tuột nhớt một bệnh tương đối thường gặp ở cá cảnh . Thường khi phát hiện ra bệnh đã ở trạng thái nặng hoặc nguy cấp .
Nguyên nhân
Tình trạng nhiệt độ nước và pH đột ngột thay đổi ..
Hệ thống bơm hơi ,lọc hồ cá đột nhiên bị sự cố .
Bị căng thẳng do vợt bắt hay vận chuyển .
Lây nhiễm bệnh từ cá mới về hồ hoặc thức ăn tươi sống mang theo mầm bệnh .
Môi trường nước ô nhiễm trong một thời gian dài mà không được vệ sinh.
Dấu hiệu nhận biết
Hồ bể có mùi tanh nước vẩn đục .
Cá tự nhiên bơi lội lờ đờ nằm tụ đáy .
Trên mình phủ lớp màng trắng hoặc những mảng da xuất huyết .
Phương pháp điều trị :
Vì có thể cá đang ở trạng thái bội nhiễm bệnh ( Nhiễm cùng một lúc nhiều loại vi trùng khắp cơ thể ) Nên ưu tiên xử lý bằng cách thay khoảng 70% nước cũ trong hồ bằng nước mới hoặc chuyển cá sang hồ dự phòng . Sau đó bổ sung muối ăn NaCl liều lượng khoảng 0,1 % ( tương đương 100gr/100 lít nước ).
Sau đó tiến hành sử dụng theo liều lượng như sau :
Fungus Cure loại gói:
1️⃣ Đối với các loại cáchép, tai tượng Việt Nam, tai tượng phi châu, La hán và các loại cá lớn khác : 1 gói cho 60 - 70 lít nước
2️⃣ Đối với những loại cá rồng, cá đĩa, cá thần tiên và những loại cá nhỏ khác hoặc cá
giống :1 gói cho ́80-100 lít nước
Fungus Cure viênnang 500mg:
1️⃣ Đối với các loại cá chép, tai tượng Việt Nam, tai tượng phi châu, La hán và các loại
cá lớn khác :1 gói cho 40 lít nước
2️⃣ Đối với những loại cá rồng, cá đĩa, cá thần tiên và những loại cá nhỏ khác hoặc cá giống:1 viên cho 50 lít nước
Tất cả ngâm trong 48 giờ sau đó thay ½ thể tích nước hồ và bổ sung ½ liều lượng thuốc sử dụng trước đó nếu cá chưa khỏi hẳn bệnh .
Song song với việc điều trị nên tiến hành vệ sinh làm sạch các bộ phận lọc và máy bơm trước khi đưa trở lại hoạt động .
Bệnh tuột nhớt ở cá
BỆNH THỐI RỮA VÂY ĐUÔI
( Bài viết tham khảo )
Thối vây và đuôi là một trong những bệnh phổ biến nhất và có thể phòng ngừa. Bệnh này do một số loại vi khuẩn Flexibacter columnaris, Nocardia, Mycobacterium và Pseudomonas gây ra và thường xảy ra đồng thời với các tác nhân gây bệnh khác .
Bệnh này dễ lây nhiễm , nhưng khó chữa , nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong cho cá .
Nguyên nhân trước đó
Hồ bể bị ô nhiễm do ít được làm vệ sinh . Mật độ nuôi quá đông , cá trong hồ đánh nhau gây thương tích hay sự căng thẳng làm suy giảm miễn dịch . Những yếu tố này giúp các loại vi khuẩn có cơ hội gây thành bệnh .
Dấu hiệu nhận biết
Cạnh vây có bợn trắng đục
Gốc vây , đuôi bị viêm tấy đỏ
Vây đuôi xuất hiện vết rách ,gãy
Toàn bộ vây đuôi có thể bị hoại tử .
Phương pháp điều trị :
Trước khi sử dụng thuốc nên thay 50-70% nước cũ trong hồ bằng nước mới, để góp phần loại bỏ bớt hàm lượng độc tố và mật độ vi khuẩn . Sau đó bổ sung muối ăn NaCl liều lượng khoảng 0,1 % ( tương đương 100gr/100 lít nước )
Sử dụng theo liều lượng như sau :
Fungus Cure loại gói:
1️⃣ Đối với các loại cáchép, tai tượng Việt Nam, tai tượng phi châu, La hán và các loại cá lớn khác : 1 gói cho 60-70 lít nước
2️⃣ Đối với những loại cá rồng, cá đĩa, cá thần tiên và những loại cá nhỏ khác hoặc cá
giống :1 gói cho 80-100 lít nước
Fungus Cure viênnang 500mg:
1️⃣ Đối với các loại cá chép, tai tượng Việt Nam, tai tượng phi châu, La hán và các loại
cá lớn khác :1 gói cho 40 lít nước
2️⃣ Đối với những loại cá rồng, cá đĩa, cá thần tiên và những loại cá nhỏ khác hoặc cá giống:1 viên cho 50 lít nước
Tất cả ngâm trong 48 giờ sau đó thay ½ thể tích nước hồ và bổ sung ½ liều lượng thuốc sử dụng trước đó nếu cá chưa khỏi hẳn bệnh .
Song song với việc điều trị nên tiến hành vệ sinh làm sạch các bộ phận lọc và máy bơm trước khi đưa trở lại hoạt động .
Bệnh thối rữa vây đuôi